Top 5 kem trị thâm mông sạm cho vòng 3 căng tròn, săn chắc và trắng mịn
Các nhà nghiên cứu tại Viện Quang học, Cơ học tinh vi và Vật lý Trường Xuân (CIOMP), được cho là có vai trò chủ chốt trong các chương trình tên lửa và không gian của Trung Quốc, đã phân tích tín hiệu hồng ngoại của F-35 trong các tình huống tác chiến được mô phỏng có liên quan Đài Loan. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí bằng tiếng Trung Công nghệ Hàng không vũ trụ, theo tờ South China Morning Post hôm nay 11.2.Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong khi lớp phủ hấp thụ radar và bên ngoài của F-35 được làm mát đến nhiệt độ trung bình là 281 độ Kelvin (7,85 độ C) giúp máy bay tránh được các phương pháp phát hiện thông thường, thì luồng khí thải động cơ của máy bay, đạt gần 1.000 độ Kelvin, phát ra bức xạ hồng ngoại sóng trung bình mạnh hơn rất nhiều so với khung máy bay.Bằng cách tập trung vào phạm vi bước sóng 2,8-4,3 micromet, nơi nhiễu khí quyển ở mức tối thiểu, và triển khai các máy dò thủy ngân-cadmi-telluride cùng kính viễn vọng khẩu độ 300 mm, khí cầu không người lái bay lơ lửng ở độ cao 20 km có thể phát hiện ra dấu hiệu nhiệt phía sau của một chiếc F-35 cách xa hơn 1.800 km khi chiến đấu cơ tàng hình này được nhìn từ bên hông hoặc phía sau.Tuy nhiên, khả năng phát hiện từ phía trước vẫn bị giới hạn ở phạm vi 350 km do F-35 có cấu hình nhiệt phía trước giảm.Dù vậy, phát hiện trên cho thấy một lỗ hổng tiềm ẩn trong công nghệ tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ và đánh dấu bước tiến đáng kể trong việc theo đuổi năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc, theo South China Morning Post.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ đối với nghiên cứu trên.Trần Thị Hồng Linh đăng quang hoa khôi sinh viên khu vực miền Trung - Tây nguyên
Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 28.1 đến ngày 2.2 (từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), toàn tỉnh đón 940.500 lượt du khách. Lượng khách lưu trú và khách tham quan tăng cao giúp du lịch Khánh Hòa đạt tổng doanh thu hơn 1.356 tỉ đồng, tăng hơn 141% so với năm 2024; trong đó tổng lượng khách quốc tế lưu trú tăng 193% so với cùng kỳ năm trước.Đường phố khu trung tâm TP.Nha Trang luôn chật ních người, nhiều địa điểm tham quan của tỉnh đông nghẹt du khách. Di tích Tháp Bà Ponagar được nhiều đoàn khách quốc tế lựa chọn ghé thăm.Tháp Bà Ponagar nằm trên trục đường 2.4, phường Vĩnh Phước (TP. Nha Trang), đã được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1979. Theo tài liệu hiện còn lưu giữ, di tích Tháp Bà Ponagar được người Chăm xây dựng từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 13, trên đồi Cù Lao để thờ Nữ thần Ponagar là Mẹ Xứ sở, nên tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Khu di tích Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc gồm có tháp cổng, Mandapa và khu đền tháp. Tuy nhiên, do biến động của lịch sử, nên hiện nay khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng là Mandapa và khu đền tháp. Từ nhiều năm nay, di tích Tháp Bà Ponagar là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang, cũng như là nơi thực hành tín ngưỡng thờ Mẹ Xứ sở với tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.Trong dịp Tết Nguyên đán 2025 Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh tổ chức nhiều sự kiện thêm vào chương trình tham quan chính. Trong đó nghi thức trình diễn Múa bóng được nhiều du khách trong ngoài nước rất quan tâm, chăm chú xem các nghệ sỹ trình diễn.Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng ban Quản lý di tích đặc biệt Tháp Bà, Múa bóng là một nét văn hóa truyền thống của người dân Khánh Hòa. Những làn diệu, lễ vật dâng lên mẫu để thể hiện lòng thành kính tri ân của những người con với Mẫu. Việc múa dâng Mẫu, mừng Mẫu những ngày đầu năm mang đến sự tươi vui, mới mẻ tới du khách cũng như bà con nhân dân. Nét văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu là một nét văn hóa điển hình, Trung tâm bảo tồn tỉnh mong muốn du khách đến đây không chỉ du xuân đón Tết, mà còn thưởng thức được những giá trị văn hóa đặc trưng của người dân Khánh Hòa.
Cảm xúc từ chuyến về Đồng Tháp
Ngày 27.2, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP.HCM (gọi tắt Ban chỉ đạo) tổ chức phiên họp thứ 9 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo.Tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất đánh giá năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị TP.HCM đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thành quả, dấu hiệu tích cực.Trong đó, các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, tập trung đấu tranh làm rõ nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng.Đồng thời, chủ động, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thực hiện tốt công tác xét xử nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng chưa có tiền lệ như vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm ở nhiều địa phương, tạo sự đồng thuận, đồng tình cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.Từ sau phiên họp thứ 8 (ngày 15.10.2024) đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của TP.HCM được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực.Thường trực Ban chỉ đạo duy trì nghiêm các cuộc họp định kỳ và đột xuất, cho ý kiến xử lý nhiều vấn đề quan trọng giữa hai phiên họp; tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp dư luận quan tâm; phối hợp Bộ Tư pháp nghiên cứu tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong thi hành án các vụ án lớn, phức tạp…Ban chỉ đạo tiếp tục theo dõi 9 vụ án, 13 vụ việc và tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp dư luận quan tâm.Các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhất là trong việc thu hồi tài sản đối với các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Trương Mỹ Lan, vụ án đăng kiểm.Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Ban chỉ đạo thống nhất đánh giá năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ, đồng thời tổ chức đại hội đảng các cấp.Ban chỉ đạo yêu cầu bám sát nghị quyết của Thành ủy TP.HCM về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác dân vận năm 2025 để triển khai nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là tăng cường đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với công tác cán bộ, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số."Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tiêu cực, lợi dụng sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là trong bố trí, sắp xếp cán bộ, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, quản lý sử dụng trụ sở, tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc", Ban chỉ đạo lưu ý.Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng yêu cầu đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, dự án điển hình về thất thoát, lãng phí để răn đe, cảnh tỉnh, cảnh báo. Song song đó là thanh tra chuyên đề về phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước quản lý.Một nhiệm vụ khác được Ban chỉ đạo lưu ý là đôn đốc thực hiện quyết liệt hơn các chỉ thị về công tác giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ việc, vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.Rà soát, có lộ trình xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác giám định, định giá tài sản và thu hồi tài sản tham nhũng liên quan các vụ án, nhất là vụ án Vạn Thịnh Phát.Ban chỉ đạo yêu cầu tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC và các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm.Tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo đối với 4 vụ án do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật. Tại TP.HCM, Tập đoàn Thuận An tham gia các gói thầu thuộc 3 dự án lớn gồm: Vành đai 3, nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.Hồi tháng 1.2025, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM cho biết đã xem xét, thi hành kỷ luật khiển trách đối với Đảng ủy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (gọi tắt là Ban Giao thông) nhiệm kỳ 2020 - 2025.Đồng thời, kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Đảng ủy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (gọi tắt là Ban Hạ tầng) nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ngoài ra, một số lãnh đạo thuộc 2 ban quản lý trên cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Riêng ông Lê Thanh Tùng, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Điều hành dự án 4 thuộc Ban Hạ tầng bị khai trừ ra khỏi đảng.
Ngày 11.1, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết ông Ngô Ngọc Toàn vừa được bổ nhiệm lại để giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam.Cụ thể, sáng 24.12.2024, Quyết định số 1387/QĐ-SYT ngày 23.12.2024 của Sở Y tế đã được trao cho ông Ngô Ngọc Toàn, bổ nhiệm ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam kể từ ngày 23.12.2024.Theo vị này, sau khi thực hiện các kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Nam thì việc bổ nhiệm là đúng theo quy định. Việc kiểm điểm chỉ là kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu vì để xảy ra vi phạm thôi, không có sai phạm đến mức phải chuyển sang công an điều tra.Tại cuộc họp giữa Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đồng ý cho bổ nhiệm lại chức vụ giám đốc đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Vị lãnh đạo Sở Y tế thông tin thêm, hiện sở cũng đã tăng cường bổ nhiệm thêm 2 Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam (gồm ông Cao Văn Trọng và ông Nguyễn Hoàng Thạch) nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy tại tất cả các đơn vị của ngành y tế tỉnh.Tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025 diễn ra vào chiều 10.1, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng đã thông tin về việc bổ nhiệm lại này.Ông Lê Văn Dũng cho biết, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam đã trải qua 2 năm trì trệ, đặc biệt trong thời gian dài thiếu phó giám đốc. Ông đã ra "tối hậu thư" yêu cầu đơn vị phải sắp xếp, ổn định lại hoạt động trước tháng 9.2024."Cơ quan, đơn vị phải có giám đốc và phó giám đốc mới đảm bảo công việc minh bạch, tránh tình trạng độc đoán, chuyên quyền gây mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, tôi cương quyết phải bổ sung cho đủ phó giám đốc ở đó", ông Dũng nói.Ông Dũng cho rằng việc bổ nhiệm lại ông Ngô Ngọc Toàn giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nhằm củng cố lại hoạt động của bệnh viện, để có thu nhập cho người lao động."Nếu bổ nhiệm lại mà tình hình không tốt, nội bộ còn rối ren, không được sự đồng tình của người lao động thì cương quyết điều chuyển đi nơi khác", ông Dũng khẳng định.Như Thanh Niên đã thông tin, liên quan những hạn chế, khuyết điểm mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Hội nghị đã thống nhất với kết luận của Thanh tra tỉnh được nêu tại Kết luận số 102/KL-TTT ngày 7.10.2024.Theo đó, Thanh tra tỉnh chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của bệnh viện cũng như người đứng đầu, giúp bệnh viện thấy được những hạn chế để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời, đề nghị giám đốc bệnh viện nghiêm túc nhận khuyết điểm và khắc phục những tồn tại, sai phạm.Ngoài ra, Đảng ủy Sở Y tế tổ chức kiểm điểm ông Ngô Ngọc Toàn về những khuyết điểm, tồn tại đã được Thanh tra tỉnh chỉ ra trong kết luận.Sau khi xem xét nội dung tự kiểm điểm của ông Ngô Ngọc Toàn, Đảng ủy thống nhất với nội dung bản tự kiểm điểm và đề nghị Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung mà kết luận của Thanh tra tỉnh nêu ra.Trước đó, Chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam ban hành kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2022.Quá trình thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm tại bệnh viện này liên quan đến quản lý tài chính, thanh toán chi phí khám chữa bệnh và ký hợp đồng lao động sai quy định…
FLC bị cưỡng chế thuế gần 1.270 tỉ đồng
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.